VDshop giới thiệu 3 loại Filter

VDshop Giới thiệu 3 loại  Filter  kính lọc phổ biến tuỳ vào nhu cầu dùng mà người sử dụng chọn cho mình những lại kính lọc phù hợp, hoặc có thể không dùng nếu chỉ chụp ảnh trong điều kiện thông thường, không gặp những vấn đề về ánh sáng vì ít nhiều khi lắp thêm lớp kính phía trước sẽ làm chất lượng ảnh bị hạn chế đi.

Tham khảo Filter Hoya mà VDshop đang bán

Filter UV (Kính lọc tia tử ngoại)

Tác dụng của loại filter này không hiển hiện một cách rõ rệt, nhưng vai trò của nó đối với máy ảnh, với ống kính và với mỗi bức ảnh là không nhỏ, đặc biệt là trong chụp ảnh phong cảnh ngoài trời.

Đúng như tên gọi, loại kính lọc này sẽ hỗ trợ cản tia cực tím đi vào thấu kính. Tia cực tím (UV) là loại tia mà mắt thường không nhìn thấy, nhưng khi đi vào trong máy có thể gây hại cho cảm biến ảnh của bạn. Filter UV còn hỗ trợ loại bỏ những thành phần sáng đục, gây tương phản kém trong bức ảnh, chẳng hạn như khói hoặc sương mù.

Một chiếc kính lọc UV có thể cứu chiếc ống kính của chúng ta.

Filter ND (Neutral Density)

Nếu như các nhà sản xuất máy ảnh và ống kính luôn hướng tới việc tăng lượng ánh sáng vào cảm biến, bằng những cách như mở mang khẩu độ hay kích thước cảm biến, thì Filter ND lại có một tác dụng ngược lại, đó là hạn chế cường độ ảnh sáng đi vào máy. Ảnh tối thì có thể cứu sáng được, nhưng ảnh đã cháy thì không có cách nào có thể khắc phục.

Chụp ảnh dưới môi trường ánh sáng mạnh mà cần khẩu độ lớn để “xoá phông”, hoặc khi phơi sáng ban ngày là những trường hợp mà filer ND thể hiện tác dụng rõ ràng nhất.

Một biến thể khác của kính lọc ND là kính lọc theo vùng (Filter GND – Graduated Neutral Density).

Filter B + W

Filter GND

Và kết quả, vùng trời không bị chói, mà cùng cây cỏ phía dưới vẫn rõ chi tiết.

Nếu như Filter ND hạn chế cường độ sáng từ mọi nơi vào ống kính thì Filter GND chỉ cản cường độ ánh sáng từ một phía nhất định, tuỳ theo loại filter. Tương tự như kỹ thuật HDR, kính lọc GND có thể giúp chúng ta thấy được chi tiết ở cùng cực sáng, nhưng cũng không làm những vùng còn lại bị quá tối, thường được sử dụng khi chúng ta chụp các bối cảnh có cả nền trời, đường chân trời và cảnh vật dưới mặt đất.

Kính lọc phân cực (Polarizing Filter)

Đây là loại kính lọc quan trọng và nên có nhất trong chụp ảnh phong cảnh.

Lắp kính lọc này phía trước ống kính cũng như việc chúng ta đeo một chiếc kính râm khi ra ngoài đường vậy. Không đơn thuần chỉ là hạn chế cường độ ánh sáng như filter ND, chúng sẽ cản trở những tia sáng đi từ các hướng không mong muốn đến ống kính, loại bỏ hiện tượng bị loá khi chụp các mặt phản xạ, chẳng hạn như hồ nước hoặc mặt kính.

Hệ quả cuả hiện tượng này là chúng ta sẽ có thể chụp xuyên qua kính, chụp bầu trời cho màu xanh đẹp hơn, chụp các mặt phản xạ dưới ánh sáng mạnh mà không bị loá.

Một chiếc kính lọc phân cực.

Tác dụng của kính lọc phân cực

Tuy nhiên, do là kính lọc phân cực nên ở mỗi hướng chiếu sáng khác nhau, máy ảnh có thể sẽ cho ra những sản phẩm với ánh sáng và màu sắc khá nhau, người dùng cần căn điều chỉnh hợp lý để thị được kết quả như mong muốn.

Tham khảo Filter Marumi

Đó là 3 loại kính lọc phổ biến với những tác dụng cực kỳ hữu ích. Bên cạnh đó , trên thị trường còn có kính lọc macro (giống như một chiếc kính lúp, giúp chụp ảnh cận cảnh) , kính lọc màu, kính lọc đen trắng, kính lọc cho tia sáng hình sao hỗ trợ tốt cho máy ảnh, tham khảo máy ảnh nikon d3300nikon d5300
Tham khảo từ techz